“Câu chuyện nhân loại” là tác phẩm kinh điển về lịch sử dành cho trẻ em, được viết và minh họa bởi nhà báo, giáo sư và tác giả người Mỹ gốc Hà Lan Hendrik Willem van Loon và xuất bản năm 1921. Đây là cuốn sách đầu tiên được trao Huân chương Newbery (giải thưởng văn học do Hiệp hội Dịch vụ Thư viện cho Trẻ em – Hoa Kỳ) vì đóng góp xuất sắc cho văn học thiếu nhi.
Hendrik Willem van Loon từng nói: “Chúng ta phải lựa chọn các nhà sử học một cách cẩn thận như lựa chọn các bác sĩ của mình”. Van Loon là một nhà sử học mà chắc hẳn bạn đọc sẽ không hối hận khi lựa chọn, bởi khả năng độc đáo của ông trong việc truyền tải lịch sử như một câu chuyện phiêu lưu hấp dẫn đã khiến vô số độc giả yêu mến cuốn sách và khiến nó có một vị trí độc nhất trong lịch sử xuất bản.
Được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1921, “Câu chuyện nhân loại” đã mê hoặc nhiều thế hệ độc giả ở mọi lứa tuổi bởi sự ấm áp, giản dị và trí tuệ của nó. Bắt đầu từ nguồn gốc của cuộc sống con người và mở rộng dần về phía trước để soi sáng toàn bộ lịch sử; với phong cách văn xuôi rõ ràng, hóm hỉnh và đầy biểu cảm; van Loon đã tái hiện một cách sống động các nhân vật, sự kiện ở mọi thời đại.
Thay vì tập trung vào các sự kiện hoặc con người, ông kể – như ông nói – “một câu chuyện phi nước đại hơn là đi bộ”. Van Loon thường kể câu chuyện của mình với tốc độ chóng mặt mà không đơn giản hóa quá mức. Ông thực hiện điều này bằng cách tập trung vào những ý tưởng lớn và cắt bỏ bất kỳ chi tiết nào không trực tiếp giúp truyền đạt ý tưởng mà ông đang hướng tới. Ông kết hợp điều này với phong cách đầy quan điểm, giúp nhắc nhở bạn rằng tất cả đều được lọc qua quan điểm của một người và không nên được coi là điểm kết thúc của toàn bộ câu chuyện. Ông đạt được sự cân bằng thú vị giữa việc thể hiện cá tính của riêng mình và cố gắng tỏ ra công bằng và vô tư.
Đặc biệt, cuốn sách này do chính tác giả vẽ minh họa 77 bức tranh, vì ông muốn các bức tranh tự vẽ minh họa cho các ý tưởng hơn là các bức ảnh cho các sự kiện. Một phần vì các thí nghiệm trong nhiều năm tại Trường Thiếu nhi New York đã thuyết phục tác giả rằng: rất ít trẻ em sẽ quên những gì chúng đã vẽ, trong khi không nhiều trẻ em sẽ nhớ những gì chúng chỉ đọc. Và ông cũng đưa ra lời khuyên rằng: hãy để con cái bạn vẽ nên lịch sử theo mong muốn của chúng thật thường xuyên khi bạn có dịp, và chúng có thể vẽ rất tốt.
Van Loon cũng thường xuyên nhắc nhở người đọc rằng bạn cần suy nghĩ cẩn thận về lịch sử, rằng nó phức tạp, nên trong cuốn sách này có thể không cho bạn biết chi tiết về lịch sử, nhưng lại khiến bạn biết phải làm gì với lịch sử.
Thực sự cuốn sách đã truyền cảm hứng tò mò và niềm yêu thích nghiên cứu về lịch sử cho rất nhiều thế hệ bạn đọc. Và chắc chắn bạn cũng sẽ thế.
Sách thuộc “Tủ sách Đời Người – Tinh tuyển 100 cuốn sách dành cho người Việt” của Omega+
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA
“Vậy nên, việc đọc phong phú các sách lịch sử ngoài sách giáo khoa để mở rộng kiến thức, đào sâu tư duy, làm quen với các cách thức tiếp cận lịch sử đa dạng là điều vô cùng cần thiết. Khi còn là giáo viên dạy lịch sử tại trường phổ thông và lý luận dạy học lịch sử tại trường đại học, tôi luôn nỗ lực thực hiện công việc này. Một khi các giáo viên, phụ huynh nỗ lực làm công việc này, trẻ em sẽ yêu thích môn lịch sử và cảm thấy nó thật hữu ích cho cuộc sống đời thường cũng như đời sống học đường.
Cuốn sách Câu chuyện nhân loại của tác giả Hendrik Willen van Loon sẽ là một lựa chọn tốt cho cả giáo viên, phụ huynh, học sinh, và tất nhiên là bạn đọc quan tâm nói chung.
…
Bên cạnh cách kể chuyện thông minh, văn phong trong sáng, hấp dẫn, cuốn sách còn được minh họa bằng hệ thống tranh vẽ thú vị do chính tác giả thực hiện. Phải rồi, “một cuốn sách ích gì khi không có tranh”, chúng ta chắc hẳn sẽ vừa đọc sách, xem tranh, và thầm đồng ý với tác giả như thế”.
(Nguyễn Quốc Vương)