登入選單
返回Google圖書搜尋
Ưu tiên đầu tư và quan tâm của các bên đối với lĩnh vực các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng tại Việt Nam giai đoạn 2011- 2019
註釋Tóm lược chính sách này cho thấy các ưu tiên đầu tư của các bên có liên quan trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011- 2019 tập trung vào 16 lĩnh vực chính: 1. Bảo tồn; 2. Gia tăng trữ lượng các-bon (vd. tái sinh rừng); 3. Khai thác rừng bền vững (vd. cấp chứng chỉ); 4. Trồng mới và tái trồng rừng; 5. Giảm phát thải đất nông nghiệp (vd. nông nghiệp xanh, cam kết không phá rừng); 6. Thiết kế chính sách và chương trình REDD+ cấp quốc gia; 7. Thiết kế chính sách và chương trình REDD+ cấp tỉnh; 8. Thực hiện chương trình REDD+ (MRV, biện pháp đảm bảo an toàn); 9. Thí điểm REDD+; 10. Quyền sở hữu; 11. Bảo tồn đa dạng sinh học; 12. Xóa đói giảm nghèo; 13. Quản trị lâm nghiệp (khai thác bất hợp pháp, chống tham nhũng); 14. Lâm nghiệp cộng đồng, đồng quản lí; 15. Thích ứng với biến đổi khí hậu; 16. Buôn bán và thương mại các-bon. Các ưu tiên đầu tư nguồn lực của các bên dành cho 16 lĩnh vực này phần lớn tăng lên và mở rộng theo thời gian để bắt kịp với xu thế phát triển của ngành lâm nghiệp trên thế giới. Các hỗ trợ ưu tiên của các bên tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam thử nghiệm và tiên phong trong nhiều lĩnh vực chính sách và công nghệ mới.||Các lĩnh vực như xoá đói giảm nghèo, quản trị lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học, giảm phát thải từ sử dụng đất lâm nghiệp và khai thác rừng bền vững, thiết kế và thực hiện REDD+ nhận được sự quan tâm cao nhất của các bên. Vấn đề về quyền sở hữu và khai thác rừng bền vững tuy có mức ưu tiên tăng lên hạn chế nhưng vẫn là vấn đề ưu tiên đầu tư then chốt của phần lớn các tổ chức được khảo sát. Mức độ ưu tiên và đầu tư của các bên dành cho lĩnh vực trồng mới rừng và tái trồng rừng đã giảm dần theo thời gian.||Mặc dù các ưu tiên hỗ trợ tài chính và kĩ thuật từ 2011 cho tới 2019 đã tạo một số điều kiện thuận lợi cho ngành lâm nghiệp phát triển, các ưu tiên hiện nay của các bên cũng cho thấy nhiều lĩnh vực (ví dụ: lâm nghiệp cộng đồng, mua bán thương mại các-bon, chế biến lâm sản) còn đang bị bỏ ngỏ cũng như chưa được đầu tư tương xứng với tiềm năng và vai trò của lĩnh vực này.||Định hướng của Luật Lâm nghiệp là phát triển ngành lâm nghiệp toàn diện theo chuỗi từ quản lý bảo vệ, phát triển cho đến sử dụng rừng và chế biến thương mại lâm sản. Tuy nhiên, các lĩnh vực quan tâm và ưu tiên của các bên liên quan cho đến nay tập trung chủ yếu cho khâu quản lý và bảo vệ rừng. Phát triển ngành lâm nghiệp toàn diện và bền vững cần có sự ưu tiên đầu tư cho tất cả các khâu.||Mỗi một nhóm tổ chức lại có những ưu tiên đầu tư khác nhau. Hiểu rõ các ưu tiên đầu tư này không những có thể giúp Chính phủ sử dụng các nguồn hỗ trợ một cách hiệu quả, tránh chồng chéo đồng thời xây dựng chiến lược huy động vốn cho ngành lâm nghiệp đối với các bên phù hợp hơn.