登入選單
返回Google圖書搜尋
Gái Công Xưởng
註釋

Có một Trung Quốc hiện đại, phồn hoa nhưng lẩn khuất đâu đó là những cơ cực, tủi hờn của phận người thấp bé. Những trái khoáy trong xã hội mới hiện ra khi nơi xa hoa của người giàu lại là hố sâu tuyệt vọng của những mảnh đời cơ cực.


Với bút pháp nhuần nhuyễn và kinh nghiệm thực tế của một nhà báo, Leslie.T. Chang đã vẽ ra bức tranh u sắc về lớp người - chủ yếu 70% là lao động nữ - đang tạo ra hàng hóa công nghiệp và tiêu dùng cho cả thế giới. Phơi bày trước mắt ta là thực tế bị khỏa lấp bằng ánh sáng hào nhoáng của sự hiện đại, xa hoa nơi đất nước được mệnh danh “công xưởng của thế giới.” Công nghệ điện tử càng bùng nổ, xu hướng thời trang càng lớn mạnh thì cuộc đời công nhân càng cơ cực gấp bội phần. Áp lực công việc cùng những hà khắc, thực dụng từ chủ xưởng đã đẩy các cô gái đến bế tắc trong khi đồng lương còm cõi vẫn chẳng đáng là bao. Có người vươn lên với ý chí thay đổi số phận nhưng cũng có kẻ cam chịu mãi mãi chôn vùi tuổi xuân.


Quyển sách được chia thành hai phần : thành phố và nông thôn để miêu tả sắc nét và chi tiết hơn cuộc sống dân cư của từng vùng miền. Nơi xa hoa đô thành với những bon chen, quay cuồng trong guồng máy của dây chuyền công nghiệp nhưng cũng không ít tệ nạn xã hội…Và nơi nông thôn xa xôi hẻo lánh nhưng luôn cháy bỏng khát vọng đổi đời cùng những nhập nhoạng giữa tiền bạc, tình yêu.


Tài liệu, bối cảnh cùng số liệu được thu thập, nghiên cứu kỹ lưỡng đã khiến từng trang viết chân thật và sống động hơn bao giờ hết. Bạn muốn hiểu về “phụ nữ Trung Quốc thời nay như thế nào?” Hãy đọc “Gái Công Xưởng” đầy bi kịch, mê hoặc nhưng cũng ngập tràn hứng khởi!


© Giải thưởng văn chương của Hội Văn bút (PEN) Hoa Kỳ năm 2009 về thể loại sách phi hư cấu nghiên cứu.


Nằm trong danh sách 100 cuốn sách đáng nêu nhất trong năm 2008 của tạp chí New York Times.


“Ngày nay Trung Quốc có khoảng 130 triệu lao động di trú. Trong các nhà máy, nhà hàng, công trường xây dựng, thang máy, dịch vụ chuyển phát, dọn dẹp nhà cửa, chăm trẻ, nhặt rác, tiệm cắt tóc, và cả nhà thổ nữa, hầu hết mọi lao động đều là dân nông thôn gốc. Ở các thành phố lớn như Bắc Kinh hay Thượng Hải, người di trú chiếm khoảng một phần tư dân số, ở các thành phố công nghiệp miền Nam Trung Quốc, họ vận hành các dây chuyền lắp ráp của nền kinh tế xuất khẩu.


Tổng cộng lại, họ tạo nên dòng người di cư lớn nhất trong lịch sử, gấp ba lần số người đã di cư từ châu Âu sang Mỹ trong suốt một thế kỷ.” Leslie T. Chang, cựu phóng viên Wall Street Journal, viết những dòng trên vào tháng Ba năm 2006, khởi đầu cho cuốn sách về những lao động nữ người Trung Quốc ở miền Nam nước này. Các cô gái rời quê nhà, hòa mình vào thế giới công xưởng khắc nghiệt, nơi bạn thậm chí sẽ mất bạn trai chỉ vì đánh mất cái điện thoại, hoặc một chút kỹ năng sử dụng máy tính đủ đưa bạn lên một tầng lớp mới trong xã hội.


Trong cuộc vật lộn mưu sinh, họ đã nếm trải đủ mọi thành công cũng như thất bại cay đắng. Và vượt lên trên hầu hết các cuốn sách thời thượng về Trung Quốc khác, Gái công xưởng còn là bức tranh đầy thương cảm thiết tha, lưu lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó quên về một lớp người đang tạo ra hàng hóa công nghiệp và tiêu dùng cho cả thế giới. Ấn tượng đó đồng thời mang lại một cái nhìn hai chiều về nước Trung Quốc hiện nay: Sự thịnh vượng kinh tế cùng những cái giá phải trả.