Why Việt Nam? Tại sao Việt Nam?
Vào những ngày cuối tháng tư năm 1975, không quân Mỹ thực hiện cuộc hành quân cuối cùng để tổ chức di tản những công dân của mình ra khỏi Sài Gòn, cũng là kết thúc hoàn toàn sự dính líu của nước Mỹ vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Năm năm sau sự kiện đó, giữa lúc nước Mỹ chưa thoát khỏi bàng hoàng bởi những gì đã diễn ra ở Việt Nam, chính giới Mỹ vẫn đang đau đầu với "hội chứng Việt Nam", hòng giải đáp được câu hỏi "Tại sao nước Mỹ hùng mạnh bậc nhất thế giới lại thất bại thảm hại ở Việt Nam?", thì có một cuốn sách được xuất bản với đầu đề cũng là một câu hỏi "Tại sao Việt Nam?" (Why Vietnam)
Nội dung của toàn bộ cuốn sách dày ngót 1.000 trang (tác giả Archimedes Patti - một sĩ quan tình báo Mỹ, người đã có mặt can dự vào những biến động của lịch sử Việt Nam ở vào thời điểm bước ngoặt quyết định của Cách mạng Giải phóng Dân tộc Việt Nam) đã không đi thẳng vào những vấn đề còn đang nóng bỏng tính thời sự của thập kỷ 70 để giải đáp câu hỏi "Tại sao Mỹ thua ở Việt Nam?" mà lại đi ngược thời gian lên thập kỷ 40 để giải đáp câu hỏi "Tại sao nước Mỹ đã từng sát cánh với những người cách mạng, những người cộng sản Việt Nam trên một trận tuyến chung chống chủ nghĩa phát xít?".
Là một nhân chứng lịch sử, tác giả đã gợi lại ký ức của một thời mà những người cách mạng Việt Nam, tiêu biểu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trân trọng đưa những tư tưởng của bản Tuyên ngôn Độc lập của Georges Washington lên trang mở đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập của dân tộc Việt Nam. Câu trả lời cũng là cách vạch ra những sai lầm của giới cầm quyền Mỹ sau cuộc Đại chiến Thế giới lần thứ II đã đẩy nhân loại vào cuộc chiến tranh lạnh, tự biến mình là sen đầm quốc tế, từ bỏ những giá trị tiến bộ của chính bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 để dấn thân vào sự thù địch với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, cũng là chuốc lấy những thất bại cay đắng trên chiến trường Việt Nam…
Cuốn sách không phải là một lời bào chữa hoặc một bản án kết tội ai mà chỉ là một sự trình bày thẳng thắn các sự kiện đúng như chúng đã diễn ra và đã được tác giả ghi lại theo dòng thời gian. Từ những sự việc được dẫn chứng, người đọc có thể tự rút ra những kết luận riêng của mình.
Nội Dung:
Phần một: Washington
1. Mở đầu một kỷ nguyên
2. "... Nếu Trung Quốc thất bại"
3. Đông Dương một điểm cách bách
4. Một cộng đồng tình báo khó hiểu
5. OSS: tổ chức phụ trách Đông Dương thuộc Pháp
6. Người Mỹ phát hiện ra Hồ Chí Minh
Phần hai: Côn minh
7. Điều mà Washington đã không biết
8. Vấn đề mới của Pháp
9. Một chuyến đi đến biên giới Trung Quốc
10. Một phiên họp của "bộ óc"
11. Một đồng minh kiên cường
11. "Quyền uỷ trị" được xác định lại
13. Toán "con nai" (Deer) đến Kimlung
14. Những quyết định lịch sử
...
Phần ba: Hà Nội
16. Những người khách không mờớn. Ngày thứ hai của chúng tôi ở Hà Nội
18. Những lời kêu gọi và những người kêu gọi
19. Câu chuyện về hai thành phố
20. Một ngày chủ nhật bận rộn
21. Đường lối ngoại giao kém cỏi của Pháp
22. Gấp rút tiến hành tổ chức cuộc đầu hàng
23. Những cuộc đàm luận
24. Những câu chuyện rắc rối
25. Trứơc ngày lễ Độc lập
27. Hậu quả của ngày chủ nhật đen tối
...
Phần bốn: Hậu quả
36. Chim hải âu của nước Mỹ
Phụ lục I: Bảng ghi theo niên đại các sự kiện quan trọng
Phụ lục II: Lý lịch tóm tắt các nhân vật chọn lọc.
Ghi chú.
Mời bạn đón đọc.