登入選單
返回Google圖書搜尋
Làm Chủ Cuộc Chơi, Thay Đổi Cuộc Đời
註釋

Hoàn cảnh không tạo nên con người, chúng chỉ phơi bày họ.

― JAMES ALLEN ―


Ngày xửa ngày xưa, có một người đàn ông đã hủy hoại đời mình ở tuổi 32.


Mặc dù nhiều người tin rằng, ta có thể đánh giá nhân cách của một người dựa vào phản ứng của họ trong lúc gian nan và khi lâm vào đường cùng, chẳng có gì trong cuộc đời người đàn ông cho thấy anh ta đã sẵn sàng để vượt qua những thử thách trước mặt.


Bạn sẽ không bao giờ biết một người có thể đạt được những gì nếu mong muốn của người ấy đủ mãnh liệt.


Vào ngày 10/06/1996, người này đứng bất động trong phòng giam – một căn phòng hệt như bao phòng giam khác đã trở thành nhà của anh trong hơn 6 năm qua – và tuyệt vọng trước tin tức vừa nhận được về sự ra đi của cha mình. Anh nhìn xoáy vào đôi mắt cũng đang chằm chằm nhìn anh trong chiếc gương trầy xước bằng thép không gỉ trong nhà tù chôn vùi mình.


Qua những ký tự khắc ngang dọc của tù nhân trước đây, anh thấy hình ảnh của một gã bỏ ngang trung học, thất nghiệp, thất bại 3 lần và sống cả quãng đời trưởng thành khổ sở đến tuyệt vọng. Từ lúc nào chẳng hay, anh chỉ biết đến nhà giam, đói nghèo và sự chật vật. Anh không có tiền, không có hy vọng và rõ ràng, không có tương lai. Anh chưa bao giờ có một công việc ổn định hoặc sở hữu một ngôi nhà, và anh đã bỏ rơi đứa con trai 3 tuổi của mình. Anh chưa bao giờ làm một việc đáng kính trọng trong đời.


Vừa nhìn chằm chằm diện mạo trong gương, tiếc thương người cha đã khuất, đứa con trai anh bỏ rơi và cuộc đời mà mình lãng phí, anh vừa ngẫm nghĩ câu nói của Ralph Waldo Emerson1:


1 Ralph Waldo Emerson (1803–1882) là nhà viết tiểu luận, nhà thơ, triết gia người Mỹ, và cũng là người đi đầu trong phong trào tự lực cánh sinh và chủ nghĩa siêu việt.


“Ta trở thành những gì ta luôn nghĩ tới.”


Anh tập trung vào câu nói và lặp lại với bóng hình phản chiếu trên tấm gương thép không gỉ.


“Ta trở thành những gì ta luôn nghĩ tới.”


Anh chăm chú suy nghĩ từng từ trong lúc ngắm nghía hình ảnh khốn khổ của mình: Anh đang già đi, mặt anh đã có nhiều nếp nhăn mà mới hôm qua, anh còn không thấy. Thời thiếu niên và thanh niên của anh đã lao đi với một tốc độ kinh hoàng. Và giờ anh đang ở đâu? Già đi ngay trước mắt mình. Sao lại thế? Sao anh lại để mọi thứ mất kiểm soát đến thế? Có phải đã quá muộn để hành động rồi không? Đó là câu hỏi cấp bách nhất, vì dù sao đi nữa, anh sẽ không nhìn thấy đường phố cho đến ngưỡng 40 tuổi.


Anh lại nghĩ về câu nói của Emerson:


“Ta trở thành những gì ta luôn nghĩ tới.”


Rồi anh tự hỏi: Còn gì cho cuộc đời không? Phải làm sao mới tìm ra câu trả lời? Anh có chút khả năng nào để thay đổi số phận nghiệt ngã này không? Anh thật sự có thể trở thành một con người khác chỉ bằng cách nghĩ về một điều khác hay sao?


Bất chấp những khó khăn tưởng như nan giải, anh quyết định tìm kiếm câu trả lời.


Anh bắt đầu hành trình lập ra một kế hoạch cuộc đời, sau này anh gọi là kế hoạch thành đạt. Anh tập trung suy nghĩ về một cuộc đời hiệu quả, hữu nghĩa và thực hiện những hành động tương ứng với ý nghĩ mới mẻ này. Mặc dù, triển vọng đổi đời bằng cách thay đổi suy nghĩ có vẻ khá ngớ ngẩn, anh đã tuyệt vọng đến mức quyết định cứ thử xem sao. Thậm chí, anh còn bị ám ảnh bởi ý nghĩ, mình có thể thay đổi số mệnh chỉ đơn giản bằng cách nghĩ khác đi.


Và anh đã làm được.


Thời điểm được phóng thích sau lần chuyển trại thứ ba và cuối cùng vào 7 năm sau, anh đã có bằng cử nhân và thạc sĩ Quản trị Kinh doanh. Vào năm 2002, chỉ một năm trước khi được trả tự do, anh được tuyên dương vì đã cứu sống một quản giáo.


Bất kể trở ngại và khó khăn chồng chất, anh vẫn tiếp tục gây dựng một cuộc sống giàu có và chính trực. Anh nối lại liên hệ với con trai và nuôi dạy con trở thành một thanh niên xuất sắc. Anh xây dựng một công ty nhỏ từ tay trắng, tăng doanh thu lên 20 triệu đô la chỉ trong 60 tháng và góp mặt vào danh sách các công ty tư nhân tăng trưởng nhanh nhất nước Mỹ trong năm 2009 trên tạp chí Inc.. Anh còn mua những căn nhà xinh đẹp ở vùng núi Colorado và bãi biển Maui.


Anh chia sẻ câu chuyện của mình trong cuốn hồi ký Upside of Fear: How One Man Broke the Cycle of Prison, Poverty, and Addiction (tạm dịch: Mặt tốt của nỗi sợ hãi: Cách vượt thoát vòng luẩn quẩn của tù tội, nghèo đói và nghiện ngập). Cuốn sách giành được rất nhiều giải thưởng và được những tên tuổi lớn trong lĩnh vực phát triển cá nhân và tổ chức như Tiến sĩ Stephen R. Covey và Tony Robbins quảng bá. Cuối cùng, anh trở thành một trong những diễn giả có sức lan tỏa mạnh mẽ và năng động nhất nước. Anh chia sẻ công việc của mình với tổ chức Napoleon Hill Foundation và những người khai sáng như Mark Victor Hansen. Trên cùng một sân khấu với chuyên gia bán hàng huyền thoại, Tom Hopkins, anh đã dạy vô số chuyên viên bán hàng quá trình vượt 25 năm nghèo đói và khổ sở sang một cuộc đời khác biệt với những thành công trong kinh doanh.


Dù là kẻ thua thiệt nhất trong những người thua thiệt và có cơ hội thành công ít nhất trong những kẻ nỗ lực cầu may, anh đã hình thành nên một cuộc đời đáng kính và thành đạt.


Tôi biết rõ câu chuyện của người đàn ông ấy vì đó chính là câu chuyện của tôi. Tôi chính là người đàn ông đó. Tôi là Weldon Long.


Sau hơn hai thập niên thất bại và sống chật vật, với 13 năm sau bức tường xi măng và kẽm điện, tôi đã thoát ra, trở thành một người khác và gây dựng nên cuộc đời mà mình từng mơ ước khi ở trong phòng giam lạnh lẽo.


Cuộc sống và việc kinh doanh của tôi đã thay đổi mãi mãi nhờ sức mạnh của sự nhất quán. Đó là một nguồn lực mạnh mẽ đến mức có thể tạo ra những điều không tưởng và biến đổi hoàn toàn số mệnh con người, nhưng lại tinh tế đến mức rất dễ dàng và thường xuyên bị bỏ qua. Tôi đã sử dụng sức mạnh của sự nhất quán. để đưa bản thân từ cuộc sống nghèo khổ và tuyệt vọng đến sự giàu có, hạnh phúc và bình yên trong tâm trí.


Đó là điều đã thay đổi mọi thứ trong cuộc sống và việc kinh doanh của tôi. Tôi sẽ chia sẻ với bạn quá trình thực hiện từng bước đơn giản này để giúp bạn tạo ra những cấp độ thành công mới trong doanh thu và sự nghiệp kinh doanh của mình.


Mời các bạn đón đọc Làm Chủ Cuộc Chơi, Thay Đổi Cuộc Đời của tác giả Weldon Long.